Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Kiên Giang(Social Protection Center Kien Giang)là cơ sở bảo trợ xã hội công lập, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐTBXH tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Trung tâm thực hiện chức năng nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng và chăm sóc phục hồi chức năng cho đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện nay Trung tâm đang nuôi dưỡng khoảng trên 200 đối tượng (người già neo đơn, trẻ mồ côi; bỏ rơi; khuyết tật, đối tượng tâm thần).
Ngoài chức năng tiếp nhận, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội, thì Trung tâm còn là nơi tiếp nhận quản lý giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên giang và được giao thêm nhiệm vụ đánh giá, xác định rõ điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đối tượng để xác định “vấn đề” khó khăn, vướng mắc đối tượng đang gặp phải, trực tiếp tư vấn, tham vấn hoặc hướng dẫn, kết nối dịch vụ với các ngành chức năng liên quan để trợ giúp cho đối tượng và gia đình tự khắc phục.
Trung tâm đã trở thành mái nhà chung cho những mảnh đời thiếu may mắn trong suốt hơn 12 năm qua.
Trung tâm đã thực hiện tốt theo mô hình quản lý mở, bệnh nhân được sinh hoạt, vui chơi trong khuôn viên của đơn vị thoáng, mát, sạch sẽ, rộng rãi, phòng ở được trang bị các cơ sở vật chất, vật dụng thiết yếu phù hợp trong quá trình sinh sống, điều trị và phục hồi chức năng cho từng đối tượng. Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh buồng bệnh , toàn trung tâm được phun muỗi định kì, cải tạo hệ thống dẫn chất thải góp phần phòng tránh các bệnh truyền nhiễm trong mùa hè và mùa mưa bão.
Bên cạnh việc chăm sóc, khám chữa bệnh Trung tâm thường xuyên tổ chức nhiều chương trình đáp ứng nhu cầu về giải trí và thông tin cho các đối tượng. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng bằng phương pháp trị liệu và lao động sản xuất, xây dựng các mô hình trị liệu trợ giúp người tâm thần, người khuyết tật, người già trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của đối tượng.
Luôn chủ động cải thiện món ăn, ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp từng đối tượng. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh dụng cụ và vệ sinh môi trường, đảm bảo không để xảy ra sự cố mất an toàn do ăn uống gây nên.
Nhân viên giúp đỡ các cụ nào đi lại khó khăn, hỗ trợ các sinh hoạt thường ngày cho các cụ bị bệnh như là : vệ sinh cá nhân, tắm rửa, cắt móng tay, gội đầu,…Ngoài ra nhân viên chăm sóc sẽ theo dõi mạch, nhiệt, hô hấp, giấc ngủ trong suốt ca. Hỗ trợ người cao tuổi ăn uống: Bón cơm, cháo, pha sữa, uống sữa,…và uống thuốc đúng giờ theo đơn, lịch của bác sĩ. Tâm sự trò chuyện vui với các cụ.
Bên cạnh việc trung tâm luôn có cán bộ y tế với chuyên môn cao, trang thiết bị, dụng cụ y tế hiện đại cùng đầy đủ thuốc men để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, sơ cứu ban đầu và điều trị tốt cho bệnh nhân, trung tâm còn tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng.
Trung tâm còn tổ chức, sắp xếp các hoạt động phục hồi chức năng đối với các cụ già, trẻ em khuyết tật có khả năng phối hợp và điều trị vật lý trị liệu cho các cụ tại các phân khoa chuyên môn.
Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (hoặc người giám hộ đối tượng) .
Trong phạm vi Tỉnh Kiên Giang và các khu vực tiếp giáp Tỉnh.
Người già không nơi nương tựa, Người tàn tật và Trẻ em mồ côi, cơ nhở.
Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân của nạn buôn người; nạn nhân bị ép lao động khổ sai.
Những người không thuộc đối tượng Bảo trợ nêu trên nhưng không có điều kiện sống ở gia đinh và có nhu cầu vào sống tại cơ sở Bảo trợ Xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân nhận bảo trợ đóng góp kinh phí.
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Bước 4:
Bước 5:
Điều kiện để người cao tuổi được vào trung tâm bảo trợ xã hội là người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên cô đơn không có con cháu người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo. Hay người từ 85 tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.